Video Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Đấu Tụ Kích Block Tủ Lạnh
Hướng dẫn chi tiết, rõ ràng cách đấu thêm tụ đề(tụ khởi động) vào rơ le cơ cho lốc tủ lạnh lớn, hay lốc tủ lạnh khó khởi động. Khi chúng ta đấu thêm tụ đề(dùng tụ đề 100mf) cho rơ le cơ lốc tủ lạnh thì chỉ cần ngắt 1 đầu dây ở chân rắc của rơ le cơ, gỡ ra khoảng 3 vòng rồi luồn vào một đoạn ống cách điện sau đó quấn trở lại gài vào chân rắc, cạo sạch lớp sơn cách điện ở dây đồng rồi đấu vào 1 chân của tụ đề, chân còn lại của tụ đề cắm vào chân rắc rơ le cơ. Một dây điện nguồn đấu vào 2 dây vừa đấu chung giữa rơ le cơ và tụ đề, dây nguồn còn lại đấu vào tẹc mít và cắm vào chân chung, 2 chân còn lại cắm rơ le cơ là được. Ưu điểm cách đấu rơ le cơ này giúp lốc dễ khởi động, và khởi đông tức thì không như rơ le điện tử phải 5 đến 7 phút mới khởi động lại được. Các bạn có thể xem thêm tổng hợp cách đấu tụ ngâm và tụ đề vào rơ le cơ và rơ le điện tử ở link này nhé.
Rơ Le Khởi Động Block Là Gì?
Rơ le ( relay) khởi động block hay còn gọi là rơ le khởi động máy nén hoặc tụ đề tủ lạnh là một thiết bị quan trọng không thể thiếu trong hoạt động làm lạnh của tủ lạnh, rơ le khởi động được gắn vào block( máy nén) có tác dụng đóng ngắt dòn điện cấp vào 3 chân R ( chân chạy), C( chân chung), S ( chân đề) của máy nén.
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Rơ Le Khởi Động Block
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tủ lạnh với các kiểu dáng hiện đại và công suất khác nhau tuy nhiên đều sử dụng 2 loại rơ le khởi động phổ biến: rơ le khởi động bán dẫn và rơ le khởi động dòng điện
Cấu tạo của Rơle
– Cấu tạo của rơ le khởi động gồm các bộ phận: Vỏ rơ le( thường được để trần hoặc làm bằng nhựa), cuộn dây điện từ, lõi cuộn dây điện từ ( được làm bằng các nhựa, giấy cách điện), lõi sắt từ có gắn tiếp điểm động, tiếp điểm tĩnh.
Nguyên lý hoạt động
Tùy thuộc vào đặc tính của dòng điện khi động cơ khởi động, tín hiệu đóng và ngắt rơ le bằng cuộn dây điện từ ( cuộn dây điện từ được mắc nối tiếp trên mạch điện). Tiếp điểm động được lắp với lõi sắt của cuộn dây điện từ khi đóng mạch cho động cơ do rô to còn đứng im nên dòng qua cuộn làm việc CR là dòng ngắn mạch có trị số lớn. Cuộn dây điện từ sinh ra một từ trường đủ mạnh để hút lõi sắt lên, đóng tiếp điểm cấp điện cho cuộn khởi động CS. Dòng điện lệch pha qua cuộn khởi động, rô to quay và khi đạt đến 75% tốc độ định mức, dòng qua cuộn làm việc CR giảm xuống lực từ sinh ra trên cuộn dây dòng điện không đủ để giữ lõi sắt, lõi sắt rơi xuống ngắt tiếp điểm của cuộn khởi động, kết thúc quá trình khởi động với cuộn CR.
Rơ le khởi động bán dẫn:
– Cấu tạo của rơ le khởi động bán dẫn gồm: một đĩa điện trở bán dẫn, một cặp tiếp điện, vỏ rơ le, giắc cắm điện
– Nguyên lý hoạt động của rơ le khởi động bán dẫn: khi mạch điện đóng, block hoạt động để cung cấp dòng điện cho rơ le bảo vệ qua rơ le khởi động, dòng điện đi qua hai cuộn làm viêc CR và cuộn khởi động CS là dòng điện lệch pha tạo ra momen quay giúp khởi động động cơ. Dòng điện khởi động có giá trị lớn khiến cho đĩa điện trở trên rơ le khởi động nóng làm điện trở tăng cao, gần như không dẫn điện ngừng cấp điện cho cuộn khởi động do quán tính nhiệt lớn nên trong suốt quá trình làm việc rơ le gần như không dẫn điện.
Chức Năng Của Rơle Khởi Động Block
Giống như tên gọi của nó rơ le khởi động block có chức năng dùng để khởi động máy nén tủ lạnh, ngoài ra rơ le khởi động block còn đảm nhiệm chức năng tăng momen khởi động cho máy nén tủ lạnh trong một khoảng thời gian ngắn. Và nó cho phép máy nén có thể chạy, dừng một cách nhanh chóng.
Ứng dụng của Rơle tụ đề cho block tủ lạnh
Rơ le được ứng dụng nhiều trong việc khắc phục những vấn đề liên quan đến công suất và cần sự ổn định cao, cần bảo đảm được độ an toàn cao trong quá trình vận hành máy móc, hệ thống điện… Phần lớn các rơ le được dùng trong hệ thống cung cấp điện đều là rơ le gián tiếp, được chế tạo để chịu được điện áp và dòng điện ở mức tối đa. Mỗi loại rơ le sẽ có những công năng khác nhau như:
Rơ le điện từ được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và sinh hoạt bởi tính năng tự động hóa, giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp, ngắt điện cho máy móc đảm bảo độ an toàn.
Rơ le nhiệt được lắp cùng contactor để bảo vệ các thiết bị điện, đặc biệt là động cơ điện khi quá dòng, quá tải trong quá trình hoạt động.
Từ khóa tìm kiếm: